Mấy ngày gần đây, dư luận nghe nhiều
về thông tin Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội trực
tiếp thương thảo, thuyết phục Trần Thanh Bình kẻ bắt cóc con tin quy hàng, thả
con tin trong vòng 10 phút.
Nếu là sự thật thì đó là điều đáng
mừng, đáng trân quý vì cứu được con tin thoát khỏi nguy hiểm. Nhưng không vì
chuyện này mà báo chí (ngay cả Báo Công an) lại đề cao quá lố về tài năng của
tướng Chung, bởi đây là nghiệp vụ cơ bản nhất của ngành an ninh mà mỗi chiến sĩ
đều được học, đều được diễn tập từ khi còn ngồi ghế Đại học An ninh (cấp Úy đã phải qua đào tạo Đại học chính quy) để sẵn sàng tác nghiệp khi có những vụ án bắt
cóc con tin mà cần thương thảo, hoặc người đang dự định tự tử, hoặc kẻ đang hăm
dọa khủng bố,… Đặt mình với vai là người trong ngành an ninh thì cũng không cần
phải nhận những lời khen, tán dương cho bản thân khi phá được bất kỳ vụ án nào
thì đó mới là chiến sĩ an ninh chân chính.
Vì sao phải ẩn mình???
Thứ nhất, làm an ninh mà để lộ mặt
là điều bất đắc dĩ, bởi khi đã lộ mặt thì sẽ không thể tham gia vào bất kỳ trọng
án nào nếu cần hóa trang, nếu cần đóng vai thành một nhân vật khác để thâm nhập vào
các băng nhóm, đường dây tội phạm nguy hiểm, quy mô lớn. Đó là đối với ngành,
còn đối với bản thân là để phòng tránh sự trả thù của các loại tội phạm, bởi chiến
sĩ an ninh không thể ở trong đơn vị mãi được, cũng phải ra ngoài để tham gia
sinh hoạt như người dân bình thường. Ở cấp Tướng, Giám đốc Công an của Thủ đô
thì sự xuất hiện trên báo chí, đài truyền hình là khi được phân công phát biểu
thì đành chấp nhận xuất hiện, chứ không phải lúc nào cũng đưa cái mặt ra để mọi
người đều biết, trong đó có nhiều loại tội phạm. Muốn bảo vệ người khác trước hết phải bảo vệ chính mình, đó là chân lý từ nghìn năm.
Thứ hai, nếu chỉ duy nhất tướng
Chung thì chắc chắn không thể làm được việc này, phải có đồng đội yểm trợ, bọc
lót bên ngoài, thậm chí là có chiến sĩ khác tay cầm súng đạn đã lên nòng và đối tượng
đã đặt trong tầm ngắm bắn. Nói như vậy để thấy rằng cái tầm đặc biệt quan trọng
của các đồng chí, đồng đội khi tham gia vào các chuyên án dù lớn hay nhỏ.
Trên là nói về mặt tích cực, còn dưới
là phân tích dấu hiệu tiêu cực :
Chỉ nhìn tấm hình duy nhất, tướng Chung và một
chiến sĩ an ninh áp giải tội phạm bắt quả tang (không tính quãng đường từ trong
căn phòng ra tới vị trí phóng viên chụp được hình và các thông tin ngoài lề khác)
Một là, tướng Chung đi trước, chiến
sĩ an ninh và tội phạm đi sau khoảng 1 bước chân. Tay trái của chiến sĩ an ninh kẹp hờ
tay phải của tội phạm, nói về tay thì có thể rơi vào một trường hợp sau: lực
tay trái chiến sĩ an ninh không thuận tất nhiên sẽ yếu hơn tay phải tội phạm,
muốn thoát vòng vây là rất dễ. Mặt khác, tay trái của tội phạm tự do, nếu như tội
phạm dùng tay trái rút hung khí được giấu trong quần áo, chỉ với 2 giây thì có
thể lấy mạng chiến sĩ an ninh kế bên, chỉ với 3 giây tiếp theo là có thể cắm
hung khí vào cổ của tướng Chung. Đây là một dấu hiệu chủ quan vô cùng lớn, hay
nói cách khác là vô cùng ẩu của chiến sĩ an ninh và tướng Chung khi áp giải đối
với tội phạm đặc biệt nguy hiểm.
Hai là, phân tích về mặt tâm lý
trong ngành an ninh. Một câu hỏi lớn là: Tại sao tướng Chung
và chiến sĩ an ninh kia không còng tay tội phạm đặc biệt nguy hiểm trong quá
trình áp giải??? Hoặc là tại sao tướng Chung và chiến sĩ an ninh kia tự tin tuyệt
đối vào tội phạm đặc biệt nguy hiểm sẽ không có hành động phản kháng trong quá
trình áp giải?
Sẽ không có câu trả lời nào thỏa đáng cho vấn đề này, bởi vì đây
là vi phạm quy tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất khi áp giải tội phạm đặc biệt
nguy hiểm.
Có tiêu cực hay không? Tiêu cực như thế nào không quan trọng vì trước sau Trần Thanh Bình cũng là tội phạm đặc biệt nguy hiểm, Công an Thủ đô đã có công cứu người là điều hoan nghênh. Tác giả chỉ đưa ra ý kiến cá nhân
như sau: Lướt qua đôi nét về lời của ông Hồ Chí Minh để lại cho cán bộ, đảng viên “Công trạng của cá
nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu
mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng
nào cũng phải có.” Hiện nay, trong toàn Đảng đang ra sức tiếp tục học tập và làm
theo tấm gương đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ tướng
Chung càng phải nêu gương cho cấp dưới, phải hết sức khiêm tốn, phải hết
sức tôn trọng đồng chí, đồng đội đừng vì một chút danh tiếng, lợi ích
cá nhân mà giành hết công trạng về phần mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét