1.
VỀ VỤ TRƯỜNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG KIỆN GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
Thông tin Trường
Đại học Tôn Đức Thắng (TĐH TĐT) kiện Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (GS NĐH) về Hợp đồng
lao động (HĐLĐ) giữa TĐH TĐT và GS NĐH trong việc tư vấn thực hiện APJCEN đang
lan rộng với quy mô ở tầm Quốc tế. Tuy nhiên, điều hết sức phi nghĩa khi TĐH
TĐT kiện GS NĐH với HĐLĐ mà hai bên đã thanh lý, có nghĩa đã chấm dứt HĐLĐ.
Trích dẫn Luật số: 10/2012/QH13 Bộ Luật Lao động quy định tại Mục 3 – Sửa đổi,
bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, có nội dung như sau:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp
đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp
đồng lao động.” hết trích dẫn.
Căn
cứ Luật số 33/2005/QH11 Bộ Luật Dân sự quy định tại Chương VI - Giao dịch dân sự,
có nội dung như sau:
“Điều 121. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành
vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.” hết trích dẫn. Như vậy giữa TĐH TĐT và GS NĐH là giao dịch dân sự, sẽ không bao giờ vụ việc này mang tích chất của vụ án hình sự.
Đồng
thời trong Bộ Luật dân sự quy định tại Mục 6 – Chấm dứt nghĩa vụ dân sự, có nội dung như sau:
“Điều 374. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
dân sự
Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong các
trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được hoàn thành;
2. Theo thoả thuận của các bên;” hết
trích dẫn.
Dựa
trên Bộ Luật Lao động và Bộ Luật Dân sự thì GS NĐH đã hoàn thành công việc tư vấn
cho TĐH TĐT về việc thực hiện APJCEN. Do đó, TĐH TĐT căn cứ vào HĐLĐ đã chấm dứt
để kiện GS NĐH là không có cơ sở pháp lý.
Mặc
khác, TĐH TĐT tuỳ tiện gửi đơn kiện đến các cơ quan quản lý như Công an, Toà án
ND khi không có cơ sở pháp lý, khi người bị kiện không liên quan là một hành động
trái pháp luật. Rồi sau đó, TĐH TĐT tuỳ tiện rút đơn kiện khi mọi sự việc chưa
được làm rõ, chưa xử lý xong. Như vậy, việc TĐH TĐT tuỳ tiện kiện GS NĐH là có chủ ý đen tối gây tổn hại đến tinh thần, gây lảng phí thời gian quý báu của GS
NĐH vì phải đi làm việc với các cơ quan quản lý như Công an, Toà án ND. Qua
hành động trên của TĐH TĐT, thì GS NĐH có đầy đủ pháp lý để khởi kiện TĐH TĐT về
hành vi vu khống người vô tội, tạo dư luận bất lợi, gây tổn hại về danh dự,
nhân phẩm của GS NĐH trong cộng đồng Việt Nam, cộng đồng khoa học Quốc tế.
Bên cạnh
đó, GS NĐH vẫn có thể khởi kiện các cơ quan quản lý Công an, Toà án ND về việc
không thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, chưa tìm hiểu, chưa thẩm tra đầy đủ về
cơ sở pháp lý của đơn kiện mà đã tuỳ tiện gửi thư triệu tập làm ảnh hưởng đến
tinh thần, thời gian quý báu của GS NĐH (1 giờ công của GS NĐH tương đương 500
USD).
2. BÀN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TĐH TĐT VÀ NHÀ NƯỚC
2.1. HIỆU TRƯỞNG TĐH TĐT
Qua sự việc trên, có thể thấy ông Lê Vinh Danh (LVD) không có tầm, không có tâm để xứng đáng giữ chức vụ Hiệu trưởng của một Trường Đại học.
Không có tầm là khi soạn thảo HĐLĐ nếu như muốn TĐH TĐT là chủ quản, chủ sở hữu đối với APJCEN thì trong HĐLĐ phải liệt kê đầy đủ về trách nhiệm, về công việc để ràng buộc GS NĐH thực hiện công việc đó, và hợp đồng đó phải là hợp đồng dịch vụ giữa TĐH TĐT với một đối tác doanh nghiệp. Xin nhắc lại, HĐLĐ giữa TĐH TĐT và GS NĐH là HĐLĐ tư vấn, đã là tư vấn thì không có sản phẩm cụ thể mà đó là sản phẩm trí tuệ của người lao động thông qua ngôn ngữ bằng lời nói, bằng văn bản của người lao động đó cho vấn đề cần được tư vấn.
Không có tâm là ở chổ biết rõ khi HĐLĐ đã chấm dứt thì không có cơ sở pháp lý nhưng đã cố tình lấy danh nghĩa tập thể TĐH TĐT năm lần bảy lượt gửi đơn kiện đến các cơ quan quản lý Công an, Toà án ND nhằm mục đích tạo dư luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của GS NĐH trong cộng đồng Việt Nam, cộng đồng khoa học Quốc tế.
Đây là một hành động của ông LVD lấy danh nghĩa tập thể TĐH TĐT để trả thù cá nhân, trù dập đối với GS NĐH; phá hoại tạp chí APJCEN và gây ảnh hưởng đến uy tín của Trường ĐH Việt Đức. Một kiểu mà dân gian hay gọi là "Ăn không được thì phá cho hôi".
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Là các cơ quan gắn liền với hai chữ “nhân dân” như Công an, Toà án thì trước hết muốn làm việc gì cũng phải cân đo, đong đếm đối với lợi ích của người dân, lợi ích của quốc gia. Không vì một cá nhân không đủ tầm, không đủ tâm đang giữ chức vụ lãnh đạo mượn danh nghĩa tập thể để làm những chuyện trái pháp luật, vô đạo đức gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của công dân, lợi ích quốc gia về lâu dài.
Quyền lợi chính đáng của bất kỳ công dân nào phải được pháp luật bảo vệ một cách triệt để nhất. Riêng trường hợp GS NĐH là một nhà khoa học có tầm cỡ, có uy tín trong cộng đồng Quốc tế thì cơ quan quản lý nhà nước muốn làm chuyện gì phải hết sức tôn trọng, phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của GS NĐH. Trước khi muốn làm việc trực tiếp đối với GS NĐH, các cơ quan phải kiểm tra chính xác về tính pháp lý của đơn kiện, thu thập đầy đủ thông tin cả hai bên. Khi nào có đầy đủ cơ sở pháp lý, khẳng định GS NĐH có vi phạm HĐLĐ thì lúc đó quyết định triệu tập làm việc cũng chưa muộn. Đâu phải TĐH TĐT tuỳ tiện gửi đơn kiện, tuỳ tiện rút đơn kiện là kết thúc mọi vấn đề, vậy tính nghiêm minh của luật pháp, vậy danh dự, quyền lợi của GS NĐH ở đâu?
Nếu các cơ quan quản lý nhà nước không làm rõ vấn đề đối với TĐH TĐT khi tuỳ tiện gửi đơn kiện, tuỳ tiện rút đơn kiện như vậy sẽ tạo một tiền lệ tiêu cực, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khác xem thường pháp luật, chà đạp lên danh dự, nhâm phẩm của người khác.
Lợi ích quốc gia là ở năng lực quan hệ quốc tế, năng lực khoa học của GS NĐH, vụ việc liên quan đến rất nhiều nhà khoa học các nước trên thế giới. Vì vậy, mỗi một quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước đang được cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao. Nếu như cơ quan quản lý nhà nước xử lý không đúng người, không đúng tội, tạo điều kiện cho kẻ xấu làm chuyện phi pháp, phi đạo đức, phi giáo dục thì chắc chắn một hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra đó là “Các nhà khoa học trên thế giới sẽ tẩy chay Việt Nam”.
2.3. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Nếu dẫn chứng thì các quan chức có thể học tập việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất nổ lực, rất khiêm nhường, rất kiên trì để mời cho bằng được cụ Huỳnh Thúc Kháng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trước tình hình đất nước gần như kiệt quệ về tài sản trí tuệ thì những người con tiêu biểu, điển hình như GS NĐH là các cơ quan quản lý nhà nước phải quan tâm trọng dụng, chủ động tạo mọi điều kiện tốt nhất, sao cho đảm bảo với pháp luật, phù hợp với đạo đức của dân tộc để mời gọi cho bằng được GS NĐH tham gia đóng góp xây dựng nước nhà.
Các cơ quan Công an, Toà án ND nếu đã lở gửi thư triệu tập làm ảnh hưởng đến tinh thần, làm lảng phí thời gian quý báu của GS NĐH thì cần có một sự trao đổi lại sao cho GS NĐH lấy lại tinh thần cởi mở, thoải mái để tiếp tục cống hiến trí lực cho nhân dân, cho nước nhà.
Mũi tên đã bắn đi, không bao giờ lấy lại được. Trong khoa học không có chỗ cho sự giả dối,thủ đoạn bẩn thỉu như ông Lê Vinh Danh đã làm. Việc làm này của ông LVD và đại học TĐT làm tổn hại nghiêm trọn đến chính sach của Đảng và Nhà nước về thu hút nhân tài. Tôi đè nghị cách chức ông Lê Vinh Danh, vì cái tầm của ông ấy không đủ để làm Hiệu trưởng một trường Đại học.
Trả lờiXóa